BÀI 1: CÁCH CHỌN NGÀY

BÀI 1: CÁCH CHỌN NGÀY

Muốn chọn được ngày lành, việc đầu tiên là chọn quyển lịch cho đúng. Lịch Hán văn độ chính xác cao và nhiều chi tiết cần thiết lại ít người dùng. Lịch chữ Quốc ngữ thì nội dung không quyển nào giống quyển nào (tuy vậy việc chọn giờ gốc theo múi giời hiện nay của nước ta khác với lịch Trung Quốc, quí vị phải lưu ý kẻo nhầm lẫn). Gặp trường hợp này chúng ta dùng những công thức sau đây, để chọn quyển lịch đúng, loại đi những quyển lịch giả.            

1. Kiểm tra TRỰC:

Tháng nào thì trực Kiên ở ngày ấy. Như tháng Giêng là tháng Dần trực Kiên ngày Dần. Tháng    4 là tháng Tỵ, trực Kiên ngày Tỵ. Tháng 10 là Hợi, thì trực Kiên Hợi. Từ đó ta tính lần tới các ngày khác. Nếu không đúng như vậy là lịch giả.

2. Kiểm tra SAO:

Mỗi sao ở một ngày nhất định tính theo ngày Chủ nhật đầu tiên trong tháng âm lịch.

Chủ nhật: Sao Phòng nhật thổ, Hư nhật thử, Mão nhật kê, Tinh nhật mã.

Thứ hai: Sao Tâm nguyệt hồ, Nguy nguyệt yến, Tất nguyệt tô, Trương nguyệt lộc.

Thứ ba (Hỏa): Sao Vĩ hỏa hổ, Thất hỏa trư, Chủy hỏa hầu, Dực hỏa xà.               

Thứ tư (Thủy): Sao Cơ thủy báo, Bích thủy du, Sâm thủy viên, Chẩn thủy dẫn.

Thứ năm (Mộc): Sao Giác mộc giao, Đẩu mộc giải, Khuê mộc lang, Tỉnh mộc lại.

Thứ sáu (Kim): Sao Cang kim long, Ngưu kim ngưu, Lâu kim cẩu, Quỷ kim dương.

Thứ bảy (Thổ): Sao Đê thổ hạc, Nữ thổ bức, Vị thổ trĩ, Liễu thổ chướng.

3. Những năm nhuận: Thì luôn luôn hòa trực vào ngày rằm của hai tháng nhuận.

4. Năm và ngày: Thì khởi tháng và giờ, vào ngày nhất định, Xem trong mục “Ngũ thử tầm can”. Ví dụ: Ất Canh Bính ; tác sơ. Năm Ất năm Canh, thì khởi đâu là Bính Tý, v.v…

5. Kiểm tra Ngũ hành: Ngũ hành nạp âm giống như tuổi và mạng. Nếu tính được tay tuổi mạng, thì lịch ghi sai đúng biết ngay.

6. Tiết khí: Có 24 tiết, mỗi tiết có 15 ngày. Thường thì ngày tiết, với ngày dương lịch gần như đúng. Ví dụ: Tiết Cốc Vũ luôn luôn là ngày 20 tháng 4, Tiểu mãn luôn luôn là ngày 21/5 dương lịch. Các tiết khác xê dịch một ngày.

6 yếu tố trên, nếu nắm vững thì phân biệt được lịch thật lịch giả dễ dàng.

LẦN LƯỢT CHỌN NGÀY:

1. Xem Sao: Theo thập nhị bát tú có hung và kiết.

Tùy mỗi công việc mà dùng.

2. Xem Trực: Có 12 trực, 6 cung Hoàng Đạo và 6 cung Hắc đạo.

Tùy mỗi công việc làm mà chọn ngày.

3. Xem thiên can và địa chi: Chương Bành Tổ kỵ nhật. Nếu kiêng kỵ thì nên tránh là hơn.

Chọn ngày theo Vạn sự: Phần trên luận theo thiên can, phần dưới luận theo địa chi. Phần này rối rắm nhất, nhưng khi dùng quen thì cũng dễ dàng.

5. Chọn ngày theo Đổng Công: Khi đối chiếu Đổng công với Vạn Sự, cả hai đều tốt là thượng kiết. Một tốt, một xấu là trung bình, cả hai đều hung thì nên tránh. Tóm lại: khi tổng hợp thấy kiết đa, hung thiểu là dùng được.

6. Chọn ngày theo Ngũ hành của Thiên can và Đ|a chi:

–       Chi khắc Can: Là Phạt nhật đại hung. Ví dụ: ngày Canh Ngọ: Canh Kim, Ngọ Hỏa. Hỏa khắc Kim, là Địa chi khắc Thiên can.

–        Can khắc Chi: Là Chế nhật tiểu hung. Ví dụ: ngày Giáp Tuất: Giáp Mộc, Tuất Thổ, Mộc khắc Thổ, là Thiên can khắc Địa chi. 

–        Chi sinh Can: Là Thoa nhật tiểu kiết. Ví dụ: ngày Giáp Tý: Giáp Mộc, Tý Thủy, Thủy sinh Mộc, là Địa chi sinh Thiên can.  

–        Can sinh Chi: Là Bảo nhật đại kiết. Ví dụ: ngày Đinh Sửu: Đinh Hỏa, Sửu Thổ, Hỏa sinh Thổ, là Thiên can sinh Địa chi. 

–        Chi Can đồng hành: Là bát chuyên đồng khí, bất thuận Hung. Ví dụ: Quý Hợi = Thủy, Bính Ngọ = Hỏa.

(Từ đó suy ra các ngày khác, mà luận kiết hung)                                    ;

Thiên can ngũ hànhĐịa chỉ ngũ hành
Giáp Ất: MộcHợi Tý: Thủy
Bính Đinh: HỏaDần Mão: Mộc
Mậu Kỷ: ThổTỵ Ngọ: Hỏa
Canh Tân: KimThân Dậu: Kim
Nhâm Quý: ThủyThìn, Tuất, Sửu, Mùi: Thổ

Ngoài ra còn nhiều cách để chọn ngày, như chọn ngày theo cách đánh tay Lục Nhâm, Bát Môn Thần khóa, Nhật Thần, Mai Hoa dịch số, Ngọc Chưởng Thần quái, Quẻ Khổng Minh, theo Dịch Lý v.v… Nhưng khi đánh thử các bàn tay trên, kết quả không giống nhau, tay này hung tay kia kiết, lành dữ bất đồng. Nên ít người dùng phương pháp đánh tay trong việc chọn ngày.

ĐIỀU LƯU Ý:

Về tiết khí mỗi một tháng có 2 tiết nhất định:

Tháng Giêng:Lập Xuân(vào xuân)Vũ Thủy(ẩm ướt)
Tháng Hai:Kỉnh Trập(sâu nồ)Xuân Phân(giữa xuân)
Tháng Ba:Thanh Minh(trong sáng)Cốc Vũ(mưa rào)
Tháng Tư:Lập Hạ(đầu hè)Tiểu Mãn(lúa kết hạt)
Tháng Năm:Mang Chủng(rua nở)Hạ Chí(giữa hạ)
Tháng Sáu:Tiểu Thử(nắng oi)Đại Thử(nóng nực)
Tháng Bảy:Lập Thu(đầu thu)Xử Thử(mưa ngẫu)
Tháng Tám:Bạch Lộ(nắng nhạt)Thu Phân(giữa thu)
Tháng Chín:Hàn Lộ(mát mẻ)Sương Giáng(sương sa)
Tháng Mười:Lập Đông(đầu đông)Tiểu Tuyết(hanh heo)
Tháng 11:Đại Tuyết(khô úa)Đông Chí(giữa đông)
Tháng 12:Tiểu Hàn(chớm rét)Đại Hàn(giá rét)

Nếu chọn ngày theo ngày, thì từ mồng 1 đầu tháng đến ngày 30 của mỗi tháng.

Nếu chọn ngày theo tiết, thì từ ngày hòa trực này, đến ngày hòa trực sau, trong hai tiết cửa tháng đó mà chọn. Trong sách này đa sô’ chọn ngày theo tiết.

Trong Dịch Lý có câu: “Nhất bản ứng vạn thù, vạn thù quy nhất bản”. Chỉ có hai chữ Âm Dương phát sinh ra không biết bao nhiêu là pháp môn, triết lý, là sách vở, tưởng chừng như bất tận, không biết đâu là chân đâu là giả. Nhưng tựu ttung sách nào, pháp môn nào, triết lý nào, cũng quy về chữ đức. “Vô nghĩa chi nhân, bất khả cầu”, về sách chọn ngày, có hai hạng người đứng ra ngoài quy luật.

Thứ nhất: Là người đại ác, với người này không có ngày nào là tốt, từng giờ từng phút luôn hồi hộp, lo âu, và sợ hãi.

Thứ hai: Là người đại thiện, với người này không có ngày nào là xấu, họ luôn hoan hỷ an nhiên và tự tại. “Tâm an mao ốc ổn, trí định thể căn hương”.

Còn chọn ngày lành dữ, là dành cho người không làm điều ác, cũng chẳng làm điều thiện. Trong trang đầu truyện Thủy Hử, có câu chuyện của gia đình nọ. Một hôm có người bảo rằng: “Gia đình ông sắp có tai nạn”, chủ nhà nói ngay: “Gia đình tôi trai không hai vợ, gái chẳng hai chồng, không ăn của bất nhân, không làm chuyện bất nghĩa thì làm gì có tai nạn. Ông nói sai rồi đấy”. Một câu ngắn cũng đủ thấy triết lý nhân sinh của người Á Đông thiên về cái tâm hơn là trí. Mọi việc không ngoài nhân đức. Vì vậy bao nhiêu sách vở, bao nhiêu pháp môn, cũng chỉ là để hỗ trợ, phát huy cái chân thiện mỹ. Ví như: người chơi cây kiểng, uốn dáng, tỉa cành, vãn vẻ bên ngoài là phần của nghệ nhân. Còn cây có tươi tốt phát triển hay không, là do chủ nhân chăm bón phân và tưới nước.

Nến Họa hay Phúc là do bản thân mình tạo Thiện hay Ác mà thôi.

(Phức họa do nhân cách vấn thùy)

Họa phúc là do mình, sao lại hỏi ai ?

Cho nên những bậc Minh sư phải biết tùy cơ mà hành động.

Phong Thủy Liên Hoa tổng hợp và biên soạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *