BÀI 7: HÀ ĐỒ TÓM LƯỢC

ha-do

BÀI 7: HÀ ĐỒ TÓM LƯỢC

HÀ ĐỒ PHÁT BIỂU

NGUYÊN LÝ

1/ Dương cư trung.

2/ Dương trung Âm ngoại.

3/ Dương số lẻ, Âm số chẳn.

4/ Dương sinh ở Bắc, Âm sinh ở Nam.

6/ Âm Dương lưỡng nhất, âm tòng dương

5/ Dương chiều đi lên, Âm chiều đi xuống.

7/ Dương đi lên để tăng, dương đi xuống để giảm.

8/ Âm đi xuống để tăng, âm đi lên để giảm.

9Dương tăng, Dương giảm theo cấp số nhân chia gồm 5 số hạng [ 1 – 3 – 27 – 9 – 1 ] với công bội, công chia 3.

chú thích

Dãy số [ 1 – 3 – 27 – 9 – 1 ] bao hàm tăng giảm. Phần tăng ( 1 – 3 – 27 ) thuộc  dạng cấp số nhân với công bội 3. Phần giảm ( 27 – 9 – 1 ) thuộc dạng cấp số chia với công chia 3 ( tạm gọi như thế nhưng nếu không như thế thì gọi gì ?

10/ Âm tăng, Âm giảm theo cấp số nhân chia gồm 5 số hạng[ 2 – 4 – 16 – 8 – 2] với công bội, công chia 2.

chú thích

Dãy số [ 2 – 4 – 16 – 8 – 2 ] bao hàm tăng giảm. Phần tăng ( 2 – 4 – 16 ) thuộc cấp số nhân với công bội 2. Phần giảm ( 16 – 8 – 2 ) thuộc cấp số chia với công chia 2 ( tạm gọi như thế, nhưng nếu không như thế thì gọi gì ? ).

11/ Thái cực ( cái một ) lưỡng phân âm dương thành hai cái một âm dương đối tánh, âm dương chiếm vị trong cái một đã lưỡng phân ra nó theo qui luật ” dương tả âm hữu”  để sanh lưỡng nghi và theo qui luật ” dương thượng âm hạ ” để sinh tứ tượng, sinh bát quái quái, sinh lục thập tứ quái.

12/ Sáu qúa trình Thái cực ( cái một ) lưỡng phân bày biện vũ trụ âm dương một bầu tượng số :

Phục Hy dụng tròn đen, tròn trắng vẽ Hà Đồ thể hiện bầu vũ trụ biến hóa, Nguyên K dụng vệt đen, vệt trắng hiễn bày vũ trụ một bầu âm dương với 6 lớp vòng 1.2.3.4.5.6 từ trong ra.

Dụng vạch liền, vạch đứt thế chỗ vệt trắng, vệt đen,

bầu âm dương bày ra :

TRÊN VÒNG 1 LÀ

LƯỠNG NGHI

TRÊN VÒNG 1 & 2 LÀ

TỨ TƯỢNG

TRÊN VÒNG 1,2,3 LÀ

BÁT QUÁI

TRÊN VÒNG 1,2,3,4,5,6 LÀ

LỤC THẬP TỨ QUÁI KÉP

Thầy NGUYỄN KHIẾT

BÀI 6: ÂM DƯƠNG KÊNHMỤC LỤC LIÊN HOA DỊCHCHƯƠNG II: TIÊN THIÊN BÁT QUÁI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *