Trấn trạch phong thuỷ
Trong phong thủy, có bốn thuật ngữ quan trọng liên quan đến trấn yểm.
Đó là phong ấn và trần yểm.
Phong có nghĩa là phong tỏa.
Ấn là nén giữ ở phía trên.
Trấn là bảo vệ từ bốn hướng.
Yểm là giấu hoặc độn vào.
Khi nhắc đến bốn từ này, chắc hẳn bạn cũng hiểu rằng chúng ám chỉ một cái hộp.
Cái hộp đó có thể là ngôi nhà hoặc ngôi mộ.
Chủ đề hôm nay sẽ bàn về cách sử dụng phép trấn, trong đó vật trấn là yếu tố quan trọng nhất.
Phần lớn vật trấn thường là những biểu tượng.
Ví dụ như hình vẽ, linh vật, hoặc một vật nào đó mang hình dáng đặc trưng để trấn.
Tôi sẽ lấy một ví dụ cụ thể về phép trấn để thảo luận về chủ đề vật trấn này, đó chính là trấn sơn.
Khi nhắc đến đây, bạn cũng có thể hình dung ra rằng sơn chính là núi.
Hoặc sơn có thể là một khối đá tượng trưng cho núi.
Thậm chí, hình dáng của núi cũng được gọi là sơn.
Ý nghĩa của phép trấn sơn là sử dụng núi để bảo vệ tại vị trí cần thiết.
Ở đây, tôi đang nói đến vị trí phía sau ngôi nhà – tọa sơn.
Khi xây dựng nhà, người ta thường áp dụng phương pháp trấn sơn phổ biến hiện nay bằng cách sử dụng đá để tạo tiểu cảnh giả sơn ở phía sau nhà.
Hoặc có thể vẽ những bức tranh hình núi ở phía sau nhà để tượng trưng cho sơn – núi.
Hiện tại, chúng ta chưa bàn đến đúng sai.
Điều cốt lõi là lý do tại sao chúng ta phải sử dụng thế trấn sơn như vậy.
Bởi vì phía sau cần có núi – đó là huyền vũ cục – nên cần có sơn tượng trưng cho huyền vũ cục.
Vậy việc sử dụng các hình thể tượng trưng cho sơn có thực sự tạo thành huyền vũ cục hay không?
Để biết được điều này, trước hết chúng ta cần hiểu bản chất của huyền vũ là gì.
Huyền vũ chính là thuỷ cục của cuộc địa – đây mới là bản chất của huyền vũ.
Có nghĩa là núi giống như một cái chén úp trên mặt đất.
Cái chén đó giống như một cái hủ giác hơi, nó hút thuỷ khí từ lòng đất lên – đồng thời thu hút thiên khí – để hình thành thuỷ cục.
Do hình dạng của nó nhô lên và tối màu, nên được gọi là huyền vũ – rùa đen.
Bản chất của thuỷ cục chính là huyền vũ cục.
Nói cách khác, sơn phía sau nhà phải là huyền vũ cục hay thuỷ cục thì mới đúng.
Còn nếu sơn không đảm nhiệm chức năng của thuỷ cục thì không thể gọi là trấn sơn.Nói cách khác, chúng ta có thể trấn sơn nhưng không thể tạo ra huyền vũ cục.
Giống như việc cấy thận cho một người bị suy thận.
Cái thận được cấy vào cơ thể người đó cuối cùng bị đào thải, và chúng ta lại nghĩ rằng đã thành công trong việc cấy ghép.
Cuối cùng, người bệnh chết vì không còn thận, trong khi chúng ta vẫn tin rằng đã thực hiện ca cấy ghép.
Đó chính là bản chất của phép trấn.
Chúng ta nghĩ rằng đã thành công, nhưng thực tế có bao nhiêu thành công?
Bởi vì phong thủy thiếu đi cái gốc bản chất của từng vật trấn và phép trấn…
Quay trở lại với phép trấn sơn – để trấn ở tọa sơn tạo ra huyền vũ cục (không đề cập đến trấn sơn trong các trường hợp khác),
thì phép trấn đó phải tạo ra được thủy cục thì mới có hiệu quả.
Còn để tạo ra thủy cục thỏa mãn huyền vũ cục thì cần phải nghiên cứu về âm dương ngũ hành trong học thuật.