Bài 4 Ngũ Hành Sinh Khắc Tỳ Hoa
Bát quái sanh ngũ hành mà quái có quái tương hợp, có quái bất tương hợp thì ngũ hành do quái ứng ra có hành tương hợp, có hành bất tương hợp là lý. Bát quái có tương ma tương thôi tức là có tương tác quái thì ngũ hành do bát quái ứng ra có tương tác ngũ hành hành là lý. Bát quái có vận động tuần hoàn qui nguyên hồi đầu thì ngũ hành do quái ứng ra có vận động qui nguyên hồi đầu là lý. Ngũ hành nhập xuất trung cung Thái Cực thì trung cung thổ thái cực có xuất nhập là lý. Trung ương thổ có xuất nhập thì Bắc phương thủy, Nam phương hỏa, Đông phương mộc, Tây phương Kim bốn hành Thủy Hỏa Mộc Kim có xuất nhập trung cung thái cực là lý :
Quan sát vật, chiêm nghiệm vật không thấy có vật nào loại trừ nguyên lý nhập xuất của ngũ hành. Nhập thì một đường nhập để sanh, một đường nhập để khác. Xuất thì một đường xuất để sanh, một đường xuất để khắc :
Nhưng bằng lý nào mà biết hành này sanh hành kia như kim sanh thủy, và hành kia khắc hành nọ như thủy khắc hỏa ? Giải thích được sự này lại phải lôi Hà Đồ ra khảo nghiệm âm dương chiều để tìm nguyên lý. Ngũ Hành từ Bát quái sanh, Bát quái từ Tứ tượng sanh. Tượng là cuộc giao hợp đầu tiên của nhị khí âm dương để sanh nên chi Tượng là mẹ cha của Quái. Qui luật chung cho muôn vật với “dương thượng âm hạ” chưng bày rõ ở Tượng :
Chiều từ âm tượng đến dương tượng là chiều sanh ( tưức từ trừ đến cọng ).Chiều từ dương tượng đến âm tượng là chiều khắc ( tức từ cọng đến trừ ). Hai quái đồng tượng, đồng cùng âm dương lượng biến thiên có chiều từ âm đến dương là chiều sanh nên quái sanh ở miền âm sanh quái sanh ở miền dương như Chấn Ly, Đoài Kiền, Khôn Cấn, Khảm Tốn :
1@/ CHẤN quái, LY quái đồng cùng Thiếu âm tượng mà Chấn quái thuộc âm tượng Thiếu Âm, Ly quái thuộc dương tượng Thiếu Âm : chiều từ Chấn đến Ly là sanh chiều nên chi Chấn mộc sanh Ly hỏa tổng quát là mộc sanh hỏa. 2@/ ĐOÀI quái, KIỀN quái đồng cùng Thái dương tượng mà Đoài quái thuộc âm tượng Thái dương, Kiền quái thuộc dương tượng Thái dương : chìều từ Đoài đến Kiền là sanh chiều nên chi Đoài kim sanh Kiền kim. Hai quái Kiền Đoài đồng hành nên chi nói Kiền Đoài tì hòa hành, 3@/ TỐN quái, KHẢM quái đồng cùng Thiếu dương tượng mà Tốn quái thuộc dương tượng Thiếu dương, Khảm quái thuộc âm tượng Thiếu dương : chiều từ Khảm đến Tốn là sanh chiều nên chi Khảm thủy sanh Tốn mộc tổng quát là thủy sanh mộc. 4@/ CẤN quái, KHÔN quái đồng cùng Thái âm tượng mà Cấn quái thuộc dương tượng Thái âm, Khôn quái thuộc âm tượng Thái âm : chiều từ Khôn đến Cấn là sanh chiều nên chi Khôn thổ sanh Cấn thổ. Hai quái Khôn Cấn đồng hành nên chi nói Cấn Khôn tì hòa hành.
Hai Tượng tiếp xúc nhau, quái sanh ở miền dương với quái sanh ở miền âm không đồng cùng âm dương lượng biến thiên, có chiều từ dương tượng đến âm tượng là chiều khắc nên khắc nhau như Ly Đoài, Cấn Khảm :
1@/ LY quái, ĐOÀI quái là hai quái thuộc hai tượng Thiếu Thái bất đồng thể bất tương hợp mà Ly quái thuộc phần dương của Thiếu Âm, Đoài quái thuộc phần âm của Thái Dương : chiều từ Ly đến Đoài là khắc chiều nên Ly hỏa khắc Đoài kim tổng quát là hỏa khắc kim. 2@/ KIỀN quái, CHẤN quái là hai quái thuộc hai tượng Thái Thiếu bất tương hợp mà Kiền quái thuộc phần dương của Thái Dương, Chấn quái thuộc phần âm của Thiếu Âm có chiều từ Kiền đến Chấn là khắc chiều nên Kiền kim khắc Chấn mộc tổng quát là kim khắc mộc. 3@/ CẤN quái, KHẢM quái là hai quái thuộc hai tượng Thái Thiếu bất đồng thể bất tương hợp mà Cấn quái thuộc phần dương của Thái Âm, Khảm quái thuộc phần âm của Thiếu Dương : chiều từ Cấn đến Khảm là khắc chiều nên chi Cấn thổ khắc Khảm thủy tổng quát là thổ khắc thủy. 4@/ TỐN quái, KHÔN quái là hai quái thuộc hai tượng Thái Thiếu bất đồng thể bất tương hợp mà Tốn quái thuộc phần dương của Thiếu Dương, Khôn quái thuộc phần âm của Thái Âm : chiều từ Tốn đến Khôn là khắc chiều nên Tốn mộc khắc Khôn thổ tổng quát là mộc khắc thổ. Riêng ba cặp quái ĐOÀI KHẢM, LY CẤN, KHẢM LY nhìn bề ngoài không thể biết mối tương tác sanh khắc giữa chúng mà phải đào sâu vô trong bát quái lưỡng phân với tám nhóm quái trong bảng biểu này mới tìm ra lý lẻ :
Theo dõi hai nhóm ba tương tác đã biết sanh khắc hành trong bảng A bên dưới thấy rằng nhóm ba quái [ 2-3-4 ] kim hỏa mộc tương tác với chu trình [ 2 khắc 1 sanh ], và nhóm ba quái [ 7-6-5 ] thổ thủy mộc tương tác cũng với chu trình [ 2 khắc 1 sanh ].Từ bảng A nhìn sang bảng B với nhóm ba quái [ 6-4-3 ] thủy mộc hỏa tương tác đã có [ hai sanh ], và nhóm ba quái [ 3-6-5 ] hỏa thủy mộc tương tác đã có [ hai sanh ]. Vậy thì sanh hay khắc xảy ra giữa hai hành thủy hỏa ?
Lý Dịch đề cao tuyệt đối tính chất ‘âm dương đăng đối’. Đã có tương tác ba đăng [ 2 khắc 1 sanh ] thì ắt có tương tác ba đối [ 2 sanh 1 khắc ], theo lý đó mà luận thì khảm thủy khắc ly hỏa tức thủy khắc hỏa.
Với hai nhóm ba trong bảng A bên dưới : [ 2-4-3 ] kim mộc hỏa và [ 7-6-5 ] thổ thủy mộc đã biết hành tương tác sanh khắc. Nhìn sang hai nhóm ba của bảng B [ 6-4-2 ] thủy mộc kim và [ 3-4-7 ] hỏa mộc thổ tương tác hành đã có [ 1 sanh 1 khắc ] :
Vậy thì để đủ [ 2 sanh 1 khắc ] hay [ 2 khắc 1 sanh ] ắt có gỉa thiết cho nhóm hành [ Thủy Mộc Kim ] và nhóm hành [ Hỏa Mộc Thổ ] như sau :
1/ Kim sanh Thủy. 2/ Kim khắc Thủy. 3/ Thủy sanh Kim. 4/ Thủy khắc Kim. | 1/ Thủy khắc Hỏa 2/ Hỏa khắc Thổ 3/ Thổ sanh Hỏa 4/ Thổ khắc Hỏa |
Gỉa thiết 2,3,4 của hai nhóm không thành lập được
bởi lẽ sự sanh, sự khắc chỉ duy nhất xảy ra
với một hành trong số năm hành
@/ Đã có kim khắc mộc thì không thể có Kim khắc hành nào khác, đã có thủy sanh mộc và thủy khắc hỏa thì thủy không thể sanh khắc một hành nào khác. Gỉa thiết 1 thành lập được với kim sanh thủy tức Kiền Đoài kim sanh Khảm thủy. @/ Đã có hỏa khắc kim thì không thể có hỏa khắc hành nào khác, đã có thổ khắc thủy và thổ sanh kim thì thổ không thể sanh khắc một hành nào khác. Gỉa thiết 1 thành lập được với hỏa sanh thổ tức Ly hỏa sanh Cấn Khôn thổ. Như vậy là từ BÁT QUÁI luận ra được ngũ hành Kim MộcThủy Hỏa Thổ có mối tương tác SANH KHẮC. Tương tác SANH thì hành Kim sanh hành Thủy, hành Thủy sanh hành Mộc, hành Mộc sanh hành Hỏa, hành Hỏa sanh hành Thổ, hành Thổ sanh hành Kim làm thành vòng tuần hoàn TƯƠNG SANH. Tương tác KHẮC thì hành Kim khắc hành Mộc, hành Mộc khắc hành Thổ, hành Thổ khắc hành Thủy, hành Thủy khắc hành Hỏa, hành Hỏa khắc hành Kim làm thành vòng tuần hoàn TƯƠNG KHẮC.
Biểu đồ ngũ hành sanh khắc cho thấy mỗi một hànhđều có hai đường NHẬP và hai đường XUẤT : một đường nhập sanh, một đường nhập khắc, một đường xuất sanh, một đường xuất khắc. Lý xuất nhập đàng nào theo loại đàng nấy tìm nhau để nhập, xuất ( xem biểu đồ ngũ hành động bên dưới ) :
5 HÀNH
CÓ 4 ĐƯỜNG LỐI TƯƠNG TÁC
1@/ Tương tác hai hành xảy ra một chiều từ hành A đến hành B mà không có ngược lại ví như [ thủy sanh mộc ] , không có [ mộc sanh thủy ] hay như [ thủy khắc hỏa ], không có [ hỏa khắc thủy ] :
2@/ Tương tác ba hành xảy ra hoặc [ 2 khắc 1 sanh ] tuần hoàn lưu thông ví như [ thủy mộc thổ ] hoặc [ 2 sanh 1 khắc ] không tuần hoàn lưu thông ví như [ thủy mộc hỏa ]. Cả thảy có 10 trường hợp tương tác ba hành với 5 lưu thông tuần hoàn, 5 bế tắc tuần hoàn lưu thông :
3@/ Tương tác bốn hành xảy ra hoặc [ 3 sanh 1 khắc ] tuần hoàn lưu thông ví như [ thủy- hỏa – kim – mộc ] hoặc [ 3 khắc 1 sanh ] không lưu thông tuần hoàn ví như [ thủy – mộc – hỏa – thổ ]. Có cả thảy 10 trường hợp tương tác bốn hành với 5 lưu thông tuần hoàn, 5 bế tắc tuần hoàn lưu thông :
4@/ Tương tác năm hành xảy ra với 5 sanh tuần hoàn lưu thông và 5 khắc tuần hoàn lưu thông làm thành vòng ngũ hành hai chiều tương tác :
Ngũ Hành Sinh Khắc Tỳ Hoa
Thầy Vũ Giới tổng hợp biên soạn
Thầy NGUYỄN KHIẾT